Bà Huỳnh Thu Thảo chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn chia sẻ: “Hàng năm, Thảo Cầm Viên đón tiếp trên 1,8 triệu lượt khách tham quan, và là nơi chữa lành tâm hồn, lưu giữ ký ức của bao thế hệ. Hệ thực vật tại Thảo Cầm Viên có trên 2.500 cây thân gỗ lớn thuộc 380 loài, nhiều thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp. Mỗi năm, nơi này đón tiếp trên 1,8 triệu lượt khách tham quan.
Đến nay, Thảo Cầm Viên đã chăm sóc nuôi dưỡng 2.144 cá thể động vật của 128 loài. Các loài động vật nhập ngoại cũng sinh trưởng phát triển tốt như hươu cao cổ, hà mã, ngựa vằn, sư tử, hổ belgan… Ngoài ra, Thảo Cầm Viên cũng có trên 2.500 cây thân gỗ lớn thuộc 380 loài.
Quá trình hình thành và quản lý Thảo cầm viên trải qua nhiều lần thay đổi, chịu sự quản lý của của các cơ quan như: Đô Thành Sài Gòn, Sở Canh-Nông Nam-Việt, Viện Nghiên cứu Khoa học Đông Dương, đến năm 1949 Thảo cầm viên được đặt dưới quyền chỉ huy của giám đốc là người Việt Nam và sau đó đề xuất thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Canh-Nông.
Sau ngày giải phóng, đất nước được thống nhất, Thành phố đã tiếp quản Thảo cầm viên gần như nguyên vẹn, không bị tàn phá bởi chiến tranh. Đến tháng 6 năm 1984, Thảo cầm viên được tách ra khỏi Công ty Công viên cây xanh, đồng thời triển khai dự án cải tạo, nâng cấp Thảo cầm viên không chỉ là nơi vui chơi, giải trí và tham quan của công chúng mà còn có chức năng giáo dục, bảo tồn và nghiên cứu khoa học, đến năm 1990, nhiều chuồng trại được xây mới và mở rộng cho phù hợp tập tính của các loài động vật. Vườn thực vật cũng được chỉnh trang và chăm sóc tốt hơn.
Đặc biệt vào thời kỳ này đất nước đổi mới và mở cửa, quan hệ quốc tế của Thảo cầm viên phát triển mạnh, đặt quan hệ với các nước CHDC Đức, Tiệp Khắc, các nước Đông Âu, đặt quan hệ với các tổ chức quốc tế như Qũy đời sống hoang dã thế giới (WWF), Tổ chức nhân giống bảo tồn quốc tế (CBSG)…gia nhập và là thành viên Hiệp hội Vườn thú Thế giới (WAZA), Hiệp hội Vườn thú Đông Nam Á (SEAZA), thành viên sáng lập Hiệp hội Vườn thú Việt Nam (VZA), Thảo cầm viên Sài Gòn luôn là một trong những ngọn cờ dẫn đầu trong các vườn thú Việt Nam và khu vực.
Đến tháng 9 năm 2010, Thảo cầm viên Sài Gòn trở thành Công ty TNHH một thành viên và hoạt động ổn định, bao gồm cả các hoạt động về giáo dục, bảo tồn các loại động, thực vật quý hiếm cho các đối tượng học sinh, sinh viên và du khách nghiên cứu khoa học phục vụ công tác chăm sóc phát triển và nhân giống bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm.
Sự đa dạng các loài tại Thảo cầm viên được đầu tư và phát triển qua từng thời kỳ, đến nay, chăm sóc nuôi dưỡng với số lượng 2.144 cá thể động vật của 128 loài. Các loài động vật nhập ngoại cũng sinh trưởng phát triển tốt như hươu cao cổ, hà mã, ngựa vằn, sư tử, hổ belgan… Hệ thực vật tại Thảo cầm viên có trên 2.500 cây thân gỗ lớn thuộc 380 loài, nhiều thực vật quý hiếm trong sách Đỏ Việt Nam và Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.
Bên cạnh đó, Thảo cầm viên còn thực hiện thành công trong việc chăm sóc cho sinh sản, trong điều kiện nuôi nhốt nhiều loài thú quý và tạo được bước đột phá trong khoa học kỹ thuật về nhân giống và bảo tồn, được các vườn thú quốc gia và Hiệp hội nhân giống bảo tồn động vật hoang dã được thế giới đánh giá cao.
Hàng năm, Thảo cầm viên đón tiếp trên 1,8 triệu lượt khách tham quan. Chương trình giáo dục bảo tồn và bảo vệ môi trường của Thảo cầm viên đã tiếp nhận trên 50.000 lượt người/năm. Ngoài ra, Thảo cầm viên còn thường xuyên tổ chức cứu hộ và chăm sóc hàng trăm cá thể từ khắp mọi miền đất nước. Sau khi cứu hộ, chăm sóc sẽ có phương án tái thả về tự nhiên một số loài động vật.
Với vị trí trung tâm Thành phố, với diện tích rộng 16,9 ha, Thảo cầm viên là Vườn thực vật đa dạng, phong phú và đóng vai trò như một cánh rừng xanh, lá phổi xanh của Thành phố, góp phần cải tạo cảnh quan đô thị, đảm bảo diện tích cây xanh, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường và cũng đồng thời thành một trung tâm thí nghiệm sinh động cho việc dạy và học môn sinh học, nghiên cứu thiên nhiên, động thực vật.
Kim Lan