Chương trình diễn ra với nhiều hoạt động đặc sắc như: Biểu diễn âm nhạc dân tộc; Triển lãm thành tựu các tổ chức kinh tế, xã hội quận Tân Phú; Triển lãm ảnh nghệ thuật về vẻ đẹp quận Tân Phú và vẻ đẹp Sâm Ngọc Linh; Hội thi thiết kế quà lưu niệm mang dấu ấn quận Tân Phú và Sâm Ngọc Linh…
Bảo tàng sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1973 đến nay đã 50 năm. Được xem là Báu Vật Của Đại Ngàn, Sâm Ngọc Linh được chứng minh hội tụ nhiều dược tính độc đáo và duy nhất trên thế giới, thể hiện những hiệu quả tích cực đến sức khỏe con người.
Được khai trương và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/12 /2019, bảo tàng Sâm Ngọc Linh tự hào là bảo tàng đầu tiên tại Việt Nam và trên thế giới trưng bày về Sâm Ngọc Linh – “Sâm Quốc Bảo” của Việt Nam.
Bảo tàng có quy mô khoảng 250 m2, Với 5 khu trưng bày như: lịch sử phát hiện và quá trình phát triển của Sâm Ngọc Linh, Sâm tự nhiên, cổ Sâm, sâm hồng, sâm Tam thất và các loại mang tên “Sâm”. Với hơn 400 mẫu vật Sâm quý được trưng bày tại bảo tàng đều được thuộc sở hữu của ông Nguyễn Tấn Việt – người đã dành hơn chục năm tìm hiểu, nghiên cứu và sưu tầm Sâm Ngọc Linh, đồng thời cũng là người sáng lập ra bảo tàng.
Đến tham quan bảo tàng du khách không chỉ được tận mắt nhìn ngắm những củ Sâm có tuổi đời hàng chục năm tuổi, được nghe những thông tin thú vị về Sâm Ngọc Linh mà còn được cung cấp thêm kiến thức để có thể nhận biết phân biệt giữa Sâm Ngọc Linh với Sâm Tam Thất và các loại mang tên Sâm khác. Bảo tàng sẽ là nơi lý tưởng cho khách du lịch thập phương và cho những ai có hứng thú, muốn tìm hiểu và nghiên cứu về giống Sâm quý này của Việt Nam.
Quan Họ
Quan họ là những làn điệu dân ca của vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Đây là một nghệ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố như: âm nhạc, lời Ca, phục trang, lễ hội…. với lối hát giao duyên, dân dã thể hiện mối quan hệ gắn bó tình nghĩa và nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc.
Quan họ truyền thống chủ yếu hát đối, không có nhạc đệm, không có khán giả, người trình diễn đồng thời là người thưởng thức. Quan họ ngày nay có hình thức biểu diễn phong phú hơn, được trình diễn trên các sân khấu hoặc các sinh hoạt cộng đồng tết đầu xuân, lễ hội, hoạt động du lịch…
Quan họ đã vươn ra nhiều nơi đến với nhiều thính giả ở các quốc gia trên thế giới. Trong trang phục áo dài truyền thống với hai lớp, riêng áo dài bên ngoài thường vải the màu đen, đầu đội khăn xếp, nón quai thao. Ngày 30/9/2009 quan họ đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Dân Ca Ví Giặm
Dân ca ví giặm là một loại hình nghệ thuật trình diễn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân hai tỉnh, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Ca ngợi những giá trị truyền thống như: kính trọng cha mẹ, lòng chung thủy, tính thật thà và cách cư xử tử tế giữa con người với nhau. Hát ví thường là hát tự do không có tiết tấu từng khuôn nhịp. Từng điệu hát ví sâu lắng, bâng khuâng nhưng cũng có khi dí dỏm hài hước”.
Giặm là có thể hát nói bằng thơ ngụ ngôn, đi theo phách, có tiết tấu rõ ràng. Thông thường mỗi bài Giặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu, mỗi câu có 5 từ. Tuy vậy cũng có bài Giặm không phân biệt rõ ràng.Dân ca ví Giặm đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể ngày 27/11/2014.
Đờn Ca Tài Tử
Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật trình diễn phổ biến ở miền Nam Việt nam phản ánh tâm tư, tình cảm lối sống cần cù phóng khoáng mà nghĩa hiệp can trường của những người dân mở đất phương nam vùng miệt vườn sông nước.
Nhạc cụ tham gia trình diễn gồm: đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu, sau này có cách tân thay thế đàn bầu bằng guitar phím lõm. Người thực hành đờn ca tài tử luôn tôn trọng quý mến học hỏi nhau, tài nghệ văn hóa ứng xử đạo đức góp phần gắn kết cộng đồng xã hội cùng hướng tới giá trị. Chân thiện mỹ theo lộ diễn ngẫu hứng trang phục đờn ca tài tử không có sự bắt buộc nhất định, nam và nữ thường mặc áo dài, áo bà ba.
Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tháng 12/2013.
Di sản thực hành Then
Then – một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Các lễ Then diễn tả hành trình thầy Then (ông Then bà Then) dâng lễ vật và thỉnh cầu trong lễ: cầu an, chữa bệnh, cầu mùa, chúc mừng năm mới… Thông qua điệu hát và chơi đàn tính.
Lời bài hát kể lại cuộc hành trình của con người lên thiên giới cầu ban cho những điều may mắn và một cuộc sống tốt lành. Khi thầy Then cất tiếng hát là hành trình đó sẽ bắt đầu.
Di sản thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái tập trung chủ yếu ở 11 tỉnh miền núi phía Bắc: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Châu… năm 2019 Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.
Bên cạnh đó là những trình diễn tái hiện Lịch sử áo dài như: Áo tứ thân, Áo dài Năm thân. Áo dài vương triều nhà Nguyễn, Áo dài tân thời hay áo dài Lemur, Áo dài cổ cao; Áo dài tay Raglan; Áo dài cổ thuyền, Áo dài Hippy.
Không chỉ thưởng thức các hoạt động văn hóa, khách tham quan được mua sắm các sản phẩm trưng bày tại các gian hàng.
Kim Lan