taichinhthuonghieu11.200

Giá phân bón giảm nhưng vẫn khó lường

Theo Báo Thanh Niên

Giá Ure đã giảm đến mức thấp nhất trong vòng 1 năm qua, tuy nhiên tình hình các loại nguyên liệu khác bất ổn, do đó giá phân bón vẫn khó lường từ đây đến cuối năm.

So với cách đây 1 tháng, giá Ure đã giảm và đang ở mức thấp nhất trong vòng 1 năm qua.

Tuy nhiên, trong vài ngày gần đây, giá Ure có dấu hiệu tăng trở lại, thị trường trong nước ghi nhận giá ure tăng nhẹ 10.000đ/bao. Hiện Ure Phú Mỹ đang giao dịch mức 780.000 đến 800.000 đồng/bao; Ure Ninh Bình, Đầu Trâu đang giao dịch cùng mức giá 770.000 đến 790.000 đồng.

Ở thời điểm đầu năm, giá Ure xấp xỉ ở mức 1 triệu đồng/bao. Tuy nhiên, giá phân bón còn phụ thuộc nhiều vào các loại phân khác như DAP, Kali… nên vẫn ảnh hưởng bởi nguyên liệu nhập khẩu.

Ghi nhận thêm trong những ngày qua, các công ty sản xuất phân bón lớn ở Na Uy, Đức, Ba Lan, Litva, Pháp, Anh và Hungary đã đồng loạt thông báo cắt giảm sản lượng hoặc đóng cửa nhà máy. Nguyên nhân chính là do giá khí đốt tăng vọt. Trong khi, khí đốt chiếm đến 80 - 90% trong chi phí sản xuất amoniac. Dự kiến, thị trường sẽ mất hơn 10% sản lượng amoniac và điều này sẽ gây tác động hơn nữa đến giá phân bón toàn cầu.

23a4a5dd-e215-4238-a7f5-d4c450-8790-7793

Ông Lê Quốc Phong - Phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhận định, thị trường phân bón năm nay rất rủi ro, nhiều doanh nghiệp chỉ nhập khẩu vừa đủ sản xuất từng tháng chứ không dám tồn kho lớn

Theo đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam, hiện đa số nhà máy sản xuất ure phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt, nhất là từ Nga. Nếu thời gian tới, giá khí đốt vẫn tiếp tục tăng cao và chính sách thắt chặt nguồn cung khí đốt của Nga tiếp diễn, có thể giá phân bón sẽ không ngừng tăng. Mức tăng cũng khó có thể dự đoán vì phụ thuộc vào nguồn cung và giá khí đốt này. Những đợt tăng nóng giá khí đốt khiến giá phân bón cũng sẽ điều chỉnh tăng theo, vì khí đốt là nguyên liệu chính để sản xuất phân bón.

914abc50-6ae6-4d9a-aeea-0cb124-2565-2542

Trước tình hình giá phân bón tăng, nhiều công ty phân bón phải giảm sản lượng vì sức mua trên thị trường giảm sút

Ông Lê Quốc Phong, Phó chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Chủ tịch HĐQT CTCP Vật tư nông nghiệp Bình Định, cho biết: Năm 2021, công ty nhập khá nhiều phân bón, tuy nhiên năm 2022 tình hình giá cả phân bón biến động rất lớn, nếu nhập ở thời điểm này rất nguy hiểm. Do đó công ty của ông chỉ nhập ở một mức độ để đủ cung ứng theo từng tháng chứ không dám tồn kho nhiều. Tình hình giá phân tăng cao cũng khiến cho người nông dân giảm sử dụng phân bón, có nhiều vùng giảm đến 50 - 70%. Vì vậy, trong cả năm nay gần như công ty luôn phải áp dụng chính sách khuyến mãi chia sẻ gánh nặng với nông dân, bán giá phân ở mức thấp nhất có thể để duy trì sản lượng.

In bài viết
img2300x243img1300x250
BÀI VIẾT MỚI CẬP NHẬT
Kết nối với chúng tôi

Taichinhthuonghieu.com

Cập nhật thông tin về tài chính thương hiệu.

Ghi rõ nguồn :Taichinhthuonghieu.com khi phát hành lại thông tin từ website này

 


.